Sơ đồ mạch điện xe nâng như thế nào?

Thứ Năm, 07/03/2024
Mục lục

    Xe nâng là loại phương tiện được sử dụng cực kỳ phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp nhằm mục đích nâng - hạ, di chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Khi bạn hiểu rõ về sơ đồ mạch điện xe nâng, biết cách kiểm tra hệ thống điện xe nâng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, tính ổn định của phương tiện trong quá trình vận hành. Hãy cùng TOPACQUY tìm hiểu chi tiết sơ đồ mạch điện xe nâng như thế nào nhé!

    Khám phá sơ đồ mạch điện xe nâng 

    Sơ đồ mạch điện xe nâng chia ra thành các phần như sau:

    Sơ đồ hệ thống điều khiển

    Động cơ của xe nâng sử dụng hệ thống điều khiển điện tử trong quá trình điều khiển. Nhiên liệu vận hành, tỷ lệ pha trộn của nhiên liệu và thời điểm đánh lửa sẽ được điều khiển bằng hệ thống ECM dựa theo những thông tin, thông số điều khiển được truyền đến từ chân ga, góc quay, trục khuỷu, trục cam, lượng không khí bị hút.

    Cảm biến gia tốc sẽ phát hiện lực đẩy chân ga, cảm biến lưu lượng không khí sẽ phát hiện lượng không khí được hút vào. Cảm biến vị trí lắp đặt bên trong động cơ sẽ phát hiện góc quay của trục, cảm biến OPS sẽ phát hiện góc quay của trục khuỷu.

    Sơ đồ béc phun

    Theo sơ đồ mạch điện xe nâng, các kim phun nằm ở trên bộ phận ống nạp. Chúng được dùng để điều khiển nhiên liệu phun. Mỗi kim phun đều được kiểm soát độc lập với nhau.

    Sơ đồ bướm ga

    Bướm ga trong xe nâng là bộ phận thực hiện chức năng kiểm soát không khí được hút vào. Hệ thống điều khiển ECM sẽ thúc đẩy van tiết lưu hoạt động.

    Sơ đồ cuộn dây đánh lửa

    Các cuộn dây đánh lửa đều được trang bị hệ thống đánh lửa sử dụng transistor nhằm phục vụ cho phích cắm đánh lửa.

    Hướng dẫn cách kiểm tra hệ thống điện xe nâng

    Sau khi đã nắm được sơ đồ mạch điện xe nâng, bạn cũng cần biết cách kiểm tra hệ thống điện xe nâng để đảm bảo các thiết bị điện luôn hoạt động tốt và nhanh chóng phát hiện nếu có bất kỳ sự cố xảy ra nhằm tiến hành thay thế kịp thời.

    • Không đậy nắp hộp bình trong quá trình nạp điện xe nâng
    • Kiểm tra lượng nước cấp trước và sau khi tiến hành nạp bình. Bổ sung thêm nước cất nếu như lượng nước cấp giảm. Cần đảm bảo lượng nước cất đồng đều nhau ở các hộp bình.
    • Kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phân thường xuyên, nên giữ cho chúng ở mức 1.28g. Tránh sử dụng dung dịch với mức điện phân quá thấp hoặc quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bình điện.
    • Khi nạp bình ắc quy cần đảm bảo mức nhiệt độ không quá 500 độ C
    • Đậy nắp hộp bình ắc quy và vệ sinh sạch sẽ sau khi nạp xong
    • Chọn khu vực nạp điện xa nguồn điện hay những khu vực dễ hỏa hoạn, cháy nổ
    • Kiểm tra, thay đổi bộ lọc (bộ lọc nhiên liệu, thủy lực, dầu, không khí) nếu thấy xe nâng tiêu hao nhiều năng lượng vượt mức quy định. Bạn cũng nên chú ý kiểm tra cấp độ chất lỏng và quá trình chống đông của hệ thống làm mát
    • Kiểm tra động cơ thủy lực, hệ thống dẫn động di chuyển nếu thấy có dấu hiệu bất thường hay có hư hỏng xảy ra. Nhanh chóng ngưng hoạt động của máy, khắc phục và sửa chữa hư hỏng kịp thời.
    • Khắc phục nhanh nếu phát hiện trục ổ đĩa bị phá hủy
    • Kiểm tra vành đai của hệ thống động cơ, chú ý các vết nứt hay vết trầy ở khu vực vành đai
    • Kiểm tra hệ thống ống xả xe nâng, chú ý kiểm tra xe có lỗ hổng hay vết nứt trên hệ thống xả hay không
    • Kiểm tra lốp xe nâng xem có vết nứt hay vết mài mòn hay không
    • Kiểm tra xylanh, bàn đạp ly hợp xe nâng xem có bị rò rỉ hay uốn cong không
    • Khi hệ thống thủy lực phát hiện tình trạng rò rỉ nhớt, cần đóng van và thắt chặt đường ống dẫn nhớt. Nếu không sửa chữa được, bạn cần thay thế ngay để đảm bảo chất lượng và tính an toàn trong quá trình vận hành xe nâng
    • Châm thêm nhớt thủy lực trong trường hợp thiếu nhớt, hoặc thay nhớt thủy lực mới nếu nhớt cũ không dùng được nữa.
    • Kiểm tra vòng bi bánh xe nâng
    • Lắp bình ắc quy và cho xe nâng hoạt động ở trạng thái không tải để kiểm tra xem xe có phát ra bất kỳ âm thanh lạ bất thường nào hay không
    • Vệ sinh lau chùi xe nâng sạch sẽ
    • Thường xuyên kiểm tra, ảo trì, bảo dưỡng xe nâng định kỳ 

    Mua ắc quy xe nâng chính hãng, chất lượng tại TOPACQUY

    Thay mới ắc quy xe nâng định kỳ khi ắc quy hết tuổi thọ, xuất hiện dấu hiệu bị yếu đi hay hư hỏng là điều cần thiết mà người dùng cũng nên lưu ý trong quá trình kiểm tra hệ thống mạch điện xe nâng. TOPACQUY với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp ắc quy xe nâng chính hãng, chất lượng, giá tốt chính là đơn vị mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn khi cần thay bình ắc quy mới cho xe nâng.

    Chúng tôi là đại lý ắc quy uy tín tại khu vực Hà Nội, chuyên cung cấp đến cho khách hàng đa dạng các sản phẩm ắc quy xe nâng chính hãng 100% từ những thương hiệu nổi tiếng như Rocket, Trojan, Đồng Nai, GS, Atlas, Amaron,... Đến với TOPACQUY, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm từ chất lượng sản phẩm nhận được cho đến giá cả, các chính sách bảo hành hay các dịch vụ hỗ trợ kèm theo. 

    Với hệ thống cửa hàng, đại lý trải dài khắp các quận huyện tại Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành nước ta, TOPACQUY tự tin có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi. 

    Nếu có nhu cầu thay lắp bình ắc quy xe nâng xin quý khách hàng vui lòng liên hệ đến TOPACQUY để được hỗ trợ tư vấn, đặt hàng trong thời gian sớm nhất!

    CÔNG TY TNHH TÙNG PHÁT HÀ NỘI

    Hotline: 0963267266

    CS1: Số 1 Nguyễn Hữu Thọ (ngã 5 cầu vượt Linh Đàm), Q. Hoàng Mai, Hà Nội

    CS2: Số 65 ngõ 124 Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

    CS3: Số 247 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

    Email: Topacquy1@gmail.com

     

    Viết bình luận của bạn
    icon icon icon icon