Cách kiểm tra xe nâng điện trước khi vận hành chi tiết nhất
Thứ Sáu,
08/03/2024
Kiểm tra xe nâng điện là việc cần thiết nhằm giúp người lái đảm bảo an toàn, nhanh chóng phát hiện hư hỏng để tránh các tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình vận hành. Trong bài viết sau đây, TOPACQUY sẽ hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra xe nâng điện trước khi vận hành để bạn hiểu rõ hơn nhé!
Vì sao cần kiểm tra xe nâng điện trước khi vận hành?
Xe nâng là thiết bị công nghiệp khá thông dụng hiện nay, chúng có công dụng giúp nâng - hạ, di chuyển và sắp xếp hàng hóa một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn so với khi sử dụng sức người.
Biết cách kiểm tra xe nâng điện trước khi vận hành là điều cực kỳ cần thiết nhằm giúp người dùng kịp thời phát hiện lỗi, tình trạng hư hỏng của các thiết bị trên xe nâng sau thời gian sử dụng để có phương án xử lý cho phù hợp. Thông qua đó tăng tính an toàn, hạn chế tai nạn, rủi ro có thể xảy ra cho người và hàng hóa.
>>> Xem thêm: Cách sửa chữa, phục hồi ắc quy xe nâng điện
Hướng dẫn cách kiểm tra xe nâng điện chi tiết
Kiểm tra sơ bộ xe nâng
Cách kiểm tra xe nâng điện cơ bản nhất đó chính là bạn cần kiểm tra kỹ toàn bộ chiếc xe để xem xe có bất kỳ hỏng hóc nào không. Từ cabin, buồng lái, mặt nạ càng nâng, khung, gầm xe,...
Kiểm tra bánh xe
Bánh xe chịu tải trọng của toàn bộ xe nâng điện, mang đến công dụng giúp xe nâng có thể di chuyển được. Do đó trong hướng dẫn cách kiểm tra xe nâng điện trước khi vận hành không thể bỏ qua bước kiểm tra bánh xe. Bạn cần tiến hành kiểm tra áp suất bánh xe, tránh trường hợp áp suất bánh xe quá lớn có thể gây áp lực cao khi xe tải trọng cả hàng từ đó dẫn đến tình trạng hư hỏng, mất an toàn cho người điều khiển.
Áp lực hơi bánh sau xe cũng cần được chú ý vì chúng có thể gây nên tình trạng mất cân bằng cho xe nâng, phát sinh những tình huống gây nguy hiểm.
Kiểm tra phanh xe
Kiểm tra hệ thống phanh xe nâng điện trước khi vận hành để đảm bảo hệ thống phanh ổn định, không phát sinh lỗi sẽ giúp đảm bảo an toàn cho con người, tránh các sự cố xe trong quá trình nâng tải hàng hóa cồng kềnh. Khi phát hiện hệ thống phanh gặp vấn đề, cần xử lý ổn định trước rồi mới cho xe vận hành.
Kiểm tra hệ thống đèn
Đối với xe nâng, hệ thống đèn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ có hệ thống đèn, người vận hàng xe nâng có thể dễ dàng thực hiện thao tác nâng - hạ và di chuyển hàng hóa tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu. Hệ thống đèn còn có công dụng giúp báo hiệu cho những người xung quanh biết được xe đang di chuyển đến gần.
Do đó khi kiểm tra xe nâng điện bạn cũng nên chú ý đến việc kiểm tra đèn pha trước, đèn xi nhanh xem chúng hoạt động tốt không, có ổn định không, độ sáng như thế nào.
Kiểm tra hệ thống nâng - hạ
Hệ thống nâng - hạ là bộ phận bạn cần tiến hành kiểm tra kỹ càng, nếu chúng có tình trạng bị biến dạng hay nứt gãy có thể gây nhiều tai nạn nguy hiểm đến con người cũng như tổn thất hàng hóa.
>>> Xem thêm: Tuổi thọ xe nâng là bao lâu - Cách keo dài thời gian sử dụng xe nâng
Kiểm tra động cơ, bình ắc quy xe nâng điện
Cách kiểm tra xe nâng điện tốt nhất đó là không nên bỏ qua bộ phận ắc quy, động cơ xe. Bình ắc quy và động cơ của xe nâng điện chính là “trái tim” của thiết bị. Nếu chúng gặp sự cố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của xe nâng hàng. Thông thường ắc quy sẽ có vòng đời, tuổi thọ nhất định. Bạn cần tiến hành sạc pin đúng cách, sử dụng đúng tải trọng để giữ tuổi thọ ắc quy lâu dài.
Đặc biệt khi sạc bình không nên đậy nắp hộc ắc quy, tránh sạc xe ở những khu vực có nguy cơ xảy ra cháy nổ, khi ắc quy cạn nước thì nên bổ sung thêm nước cất,...
Kiểm tra gầm xe, các chi tiết máy
Trước khi cho xe nâng điện vận hành, bạn cần kiểm tra xem xe có bị rò rỉ, chảy dầu nhớt hay không? Các chi tiết máy có đảm bảo an toàn không? Đồng thời cũng nên kiểm tra kỹ phần dẫn động di chuyển của xe nâng. Nếu phát hiện có bất kỳ hư hại, hỏng hóc nào thì cần nhanh chóng dừng máy và tiến hành khắc phục trước khi cho tiếp tục vận hành nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
Bạn có thể kiểm tra các chi tiết bằng mắt thường như vành đai động cơ, trục ổ đĩa, xi lanh,... để xem chúng có bị biến dạng, nứt gãy hay không. Nếu ở phần thủy lực có phát sinh vết nứt, vết trầy xước, bị rò rỉ thì cần đóng van lại và thắt chặt đường ống dẫn nhớt. Trong trường hợp nhớt thủy lực bị thiếu thì cần tiến hành thêm nhớt, khi không sử dụng được nữa thì nên thay nhớt mới.
Kiểm tra tay cầm, vô lăng
Vô lăng là bộ phận có liên quan đến hệ thống thủy lực của xe nâng, do đó khi hệ thống này gặp vấn đề hay sự cố cũng có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đến tay cầm. Khi kiểm tra xe nâng trước khi vận hành, bạn có thể kiểm tra tay cầm xem chúng có nhẹ, hoạt động mượt mà không. Nếu thấy tay cầm nặng, khó để điều chỉnh thì chứng tỏ hệ thống thủy lực đang gặp trục trặc cần được kiểm tra.
Kiểm tra ghế ngồi, điều chỉnh gương
Trên những dòng xe nâng điện khác nhau sẽ có những cách thức vận hành khác nhau. Do đó trước khi ngồi lái, bạn cần kiểm tra ghế ngồi và hệ thống gương. Hãy quan sát xung quanh để nắm rõ địa hình, chướng ngại vật hay khu vực hàng hóa, những vị trí có người.
Kiểm tra sức tải của xe nâng
Các loại xe nâng sẽ có nhiều mức tải trọng khác nhau, trước khi vận hành bạn cũng cần nắm rõ tải trọng của xe và kiểm tra kỹ càng để quá trình làm việc diễn ra thuận lợi. Nếu xe nâng có mức tải trọng thấp thì nên liên hệ đến đơn vị phân phối để được hỗ trợ. Tránh nâng - hạ hàng hóa vượt mức tải trọng quy định sẽ rất dễ gây ra tai nạn.
Qua những chia sẻ trên đây, hi vọng đã giúp bạn biết cách kiểm tra xe nâng điện trước khi hoạt động như thế nào để đảm bảo chất lượng xe nâng, hiệu quả vận hành cũng như đảm bảo an toàn cho con người lẫn hàng hóa.
Trong trường hợp phát hiện các vấn đề liên quan đến ắc quy xe nâng điện, cần hỗ trợ kiểm tra và thay mới kịp thời để xe có thể vận hành tốt thì TOPACQUY chính là cái tên mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn.
TOPACQUY hiện là địa chỉ uy tín chuyên phân phối các dòng ắc quy 12v, ắc quy xe nâng điện điện chất lượng, chính hãng với mức giá cạnh tranh đến cho người tiêu dùng Việt. Chúng tôi luôn có sẵn đang dạng các dòng ắc quy với nhiều mẫu mã, thông số kỹ thuật đến từ những thương hiệu nổi tiếng (Atlas, Varta, Rocket, Amaron, GS, Đồng Nai, Delkor, Vision,...) để phục vụ mọi nhu cầu thay lắp của khách hàng.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm từ chất lượng ắc quy được cung cấp cho đến mức giá thành, các chính sách hỗ trợ khách hàng do TOPACQUY mang đến! Đặc biệt TOPACQUY có vận chuyển, thay lắp ắc quy xe nâng rocket, ắc quy xe nâng gs tận nơi cho các khách hàng tại khu vực Hà Nội hoàn toàn miễn phí.
Các bài viết liên quan:
- 5 dấu hiệu cảnh báo cần thay ắc quy xe nâng
- Cách kiểm tra xe nâng điện trước khi vận hành chi tiết nhất
Nếu cần hỗ trợ tư vấn, có nhu cầu thay lắp ắc quy xe nâng điện xin quý khách hàng vui lòng liên hệ đến TOPACQUY, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng phục vụ!
CÔNG TY TNHH TÙNG PHÁT HÀ NỘI
Hotline: 0963267266
CS1: Số 1 Nguyễn Hữu Thọ (ngã 5 cầu vượt Linh Đàm), Q. Hoàng Mai, Hà Nội
CS2: Số 65 ngõ 124 Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
CS3: Số 247 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: Topacquy1@gmail.com