Nguyên nhân bộ lưu điện bật không lên và cách khắc phục

Thứ Ba, 03/10/2023

Việc bộ lưu điện bật không lên là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động các thiết bị điện, nên cần được kiểm tra và khắc phục ngay lập tức. Vậy nguyên nhân do đâu khiến bộ lưu điện (UPS) không thể bật lên? Người dùng nên xử lý như thế nào trong trường hợp này? Bài viết dưới đây, TOPACQUY sẽ hướng dẫn bạn cách sửa chữa bộ lưu điện bật không lên tại nhà đơn giản nhất.

Nguyên nhân khiến bộ lưu điện bật không lên

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bộ lưu điện bật không lên và một trong những lý do điển hình nhất chính là: 

  • Bị hỏng ắc quy: Đây là lỗi thường gặp khi dùng bộ lưu điện và dấu hiệu để biết bình ắc quy đã hư hỏng là UPS phát ra tiếng kêu tít tít, bật không lên nguồn hoặc sạc không vào điện. 

  • Do hỏng bo mạch UPS: Nếu bo mạch bị lỗi, khi đó bộ lưu điện cũng bị ảnh hưởng sẽ kêu to liên tục, kèm theo đèn LED hiển thị màu đỏ hoặc đèn LCD báo lỗi.

  • UPS không lưu điện: Sự cố này xuất phát từ việc điện lưới bị ngắt nên kéo theo bộ lưu điện cũng không hoạt động, từ đó thiết bị sử dụng UPS cũng không thể bật lên bình thường. Trong trường hợp này, người dùng có thể phát hiện dễ dàng thông qua việc quan sát bằng mắt thường. 

  • Do lỗi Converter hoặc Inverter: Đây là lỗi xuất phát từ main chính hoặc main điều khiển, khi đó bộ lưu điện sẽ kêu tít tít liên tục trong thời gian dài.

Hướng dẫn cách khắc phục khi bộ lưu điện bật không lên

Sau khi bạn đã biết được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bộ lưu điện bật không lên, thì dưới đây là cách giải quyết trong từng trường hợp. Cụ thể là:

>>> Xem thêm: Bình lưu điện cửa cuốn

Khi ắc quy gặp trục trặc

Nếu lý do vì bình ắc quy UPS bị hỏng khi sử dụng lâu ngày, bị ăn mòn, tiếp xúc với môi trường nhiệt độ quá cao hay nạp sạc quá dòng thì cách khắc phục nhanh nhất là thay bình mới. Thông thường, bình ắc quy chỉ có tuổi thọ tầm 3 - 5 năm, sau đó việc sửa chữa sẽ không còn mang lại hiệu suất như ban đầu và cũng dễ bị hỏng lại.

Khi bộ lưu điện bị hỏng bo mạch

Bộ lưu điện UPS khi tiếp xúc thường xuyên trong môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao hay có hóa chất ăn mòn có thể khiến bộ phận bo mạch bị hư hỏng trầm trọng. Nếu bo mạch lỗi nhẹ thì chỉ cần sửa là sử dụng bình thường, nhưng nặng hơn sẽ phải thay thế nguyên bo. Do đó, người dùng nên vận hành thiết bị đúng với công suất khuyến cáo (tốt nhất là 80%) và đặt bộ lưu điện ở khu vực phù hợp, mát mẻ.

Khi UPS không lưu điện

Đây là trường hợp lưới điện bị ngắt hoặc gặp sự cố khiến UPS cũng ngừng hoạt động, bật không lên nguồn. Lúc này, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết ở trên và quan sát kỹ xem các linh kiện, tụ điện trở có bị cháy hay gặp trục trặc không. Nếu có, hãy khắc phục bằng cách thay thế lưới điện mới, để bộ lưu điện trở lại bình thường.

Khi UPS không nhận điện lưới

Sự cố này xảy ra khi bộ lưu điện đang chạy ở chế độ ắc quy (back up), nhưng kết nối vào nguồn điện lại không nhận lưới hoặc chuyển qua chế độ khác. Nếu vậy, người dùng nên thay bộ cầu chì hoặc dây nguồn, bởi khi chúng bị đứt hay nổ tụ chống sét sẽ gây nên tình trạng bộ lưu điện bật không lên.

>>> Xem thêm: Điểm danh 8 usp công nghiệp nên sử dụng

Lưu ý khi sử dụng bộ lưu điện

Như bạn đã biết, có rất nguyên nhân gây nên tình trạng hỏng hóc hay bộ lưu điện bật không lên, có thể là lý do khách quan, cũng có thể đến từ những nguyên nhân chủ quan khi sử dụng thiết bị sai cách. 

Vì thế, TOPACQUY đã tổng hợp một số điều người dùng cần lưu ý để hạn chế những vấn đề không mong muốn như trên và giúp thiết bị hoạt động được bền bỉ, ổn định hơn:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để lắp đặt, bảo quản và vận hành thiết bị đúng cách.

  • Nên đặt bộ lưu điện ở những nơi khô ráo, thông thoáng và hạn chế để các vật cản khác trong phạm vi ít nhất là 40cm.

  • Không đặt UPS gần những nơi có nguồn nhiệt cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt. 

  • Tránh để vật cản che lấp lỗ thoát nhiệt, điều này có thể dẫn đến cháy nổ do nhiệt độ tăng cao.

  • Lần đầu nạp sạc bộ lưu điện nên sạc đầy khoảng 16 tiếng.

  • Tắt nguồn điện của UPS khi không sử dụng đến, thường sẽ vào cuối ngày.

  • Bảo dưỡng bộ lưu điện định kỳ, tối thiểu là 6 tháng/lần.

  • Nên xả điện cho bình ắc quy của UPS thường xuyên, mỗi 2 tháng 1 lần để gia tăng tuổi thọ cho bình.

  • Bụi bẩn có thể làm hư hỏng các linh kiện và bo mạch của bộ lưu điện, cần hạn chế đặt thiết bị ở môi trường không sạch sẽ hay quá nhiều bụi. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh bộ lưu điện để hạn chế bị hư hỏng do hao mòn. 

  • Không nên để bộ lưu điện tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn, muối hay các chất độc hại khác.

  • Tránh để UPS hoạt động liên tục đến cạn kiệt nguyên liệu, nếu có hãy sạc cho UPS mới được tiếp tục sử dụng.

Như vậy, có thể thấy không cần quá nhiều kiến thức về kỹ thuật, nhưng chúng ta vẫn tự tay khắc phục được khi bộ lưu điện bật không lên nguồn đơn giản ngay tại nhà. Mong rằng, qua bài viết TOPACQUY đã chia sẻ trên đây về các nguyên nhân và hướng dẫn sửa chữa ắc quy UPS khi gặp lỗi, sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như vận dụng hiệu quả hơn.

Các bài viết liên quan:

Nếu có nhu cầu cần thay mới ắc quy để bộ lưu điện hoạt động tốt hơn, hãy gọi ngay vào Hotline của TOPACQUY để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ lắp đặt ắc quy 12v, các loại ắc quy khác tận nơi cho Quý khách.

CÔNG TY TNHH TÙNG PHÁT HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 23, Bạch Mai, Cầu Dền, Hai Bà Trưng, HN

VPGD: Tầng 20, Số 458 Minh Khai Century Tower - Times City, Hai Bà Trưng, HN

MST: 0105314081

Hotline 24/7:

0963.267.266 (Hà Nội)
0919.267.266 (Tỉnh)

EmailTopacquy1@gmail.com

Viết bình luận của bạn
icon icon icon icon